Thường xuyên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau mổ dây chằng gối sau đây song song kết hợp với việc bổ sung tinh chất giúp giảm đau, nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn sẽ giúp làm liền các vết nứt, bong tróc, khôi phục lại chức năng bảo vệ của sụn khớp và xương dưới sụn, trả lại sự chắc khỏe cho xương khớp gối.



Bài tập 1: sử Dụng cụ sử dụng một mảnh vải dài.

Một trong những bài tập vật lý trị liệu cho thoái hóa khớp gối chính là hướng đến việc tăng sự dẻo dai cho gân kheo, cải thiện khả năng vận động cho người bị đau gối.

Trước khi bắt đầu bài tập, người bệnh cần làm ấm cơ thể với 5 phút đi bộ. Sau đó, nằm ngửa xuống giường hoặc sàn nhà. Giơ chân phải lên và vòng mảnh vải quanh bàn chân, hai tay kéo mảnh vải về phía người để giúp kéo dài và giữ thẳng chân. Giữ tư thế này trong vòng 20 giây, sau đó hạ chân xuống, đổi chân và tiếp tục thực hiện thêm 2 lần nữa để kết thúc.

Bài tập 2:Dụng cụ Ghế có lưng dựa.

Phương pháp vật lý trị liệu khớp gối này sẽ giúp kéo giãn các sợi gân ở bắp chân, làm giảm những cơn đau và tăng cường sức khỏe cơ bắp.

Đứng thẳng, bước lùi chân trái và giữ thẳng nó ở phía sau, sao cho ngón chân phải và gót chân trái cùng nằm trên một đường thẳng. Đồng thời chân phải khụy xuống nhưng hãy giữ cho đầu gối không vượt quá ngón cái nhé, cùng lúc cúi người về phía trước và hai tay giữ thành ghế tạo điểm tựa. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được sự căng cứng ở phần bắp chân trái. Giữ tư thế này trong 20 giây, sau đó đổi chân và tiếp tục lặp lại thêm 2 lần nữa.

Bài tập 3: Bài này hướng đến việc xây dựng sức mạnh cơ bắp để giảm áp lực lên khớp gối.

Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng. Sau đó chống hai khủy tay xuống nền, đầu ngẩng dậy, gập đầu gối trái lại, tiếp đến giơ chân phải lên cao cách mặt đất chừng 50cm. Giữ chân phải thẳng, ngón chân chỉ lên trên. Giữ tư thế này trong vòng 3 giây và từ từ hạ thấp chân xuống đất, sau đó đổi chân và tiếp thục thực hiện lại các động tác như trước đó. Cố gắng thực hiện 10 lần cho mỗi động tác.

Bài tập 4: Bài tập giúp tăng cường cơ hông và đùi, qua đó cải thiện các hoạt động hàng ngày.

Ngồi thẳng lưng trên ghế. Kéo chân trái sát vào ghế, nhón gót chân. Nhấc chân phải khỏi sàn, uốn cong đầu gối và giữ trong 3 giây. Từ từ hạ chân xuống, đổi chân và lặp lại 10 lần. Nếu cảm thấy khó khăn khi nhấc chân lên, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của đôi tay.

Bài tập 5: Đứng thẳng, hai tay vịn vào thành ghế để có điểm tựa. Nhón gót chân lên, lúc này áp lực sẽ đè lên các đầu ngón chân. Giữ tư thế ấy trong vòng 3 giây và từ từ hạ thấp cả hai gót chân xuống đất. Thực hiện động tác liên tục 10 lần.

Bài tập 6: Đứng thẳng và giữ vịn vào lưng ghế để giữ thăng bằng. Sau đó đưa chân phải sang một bên, giữ cho chân phải thẳng và cảm nhận sự giãn cơ chân. Lúc này toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ đặt vào chân trái. Giữ tư thế ấy 3 giây, sau đó từ tự hạ thấp chân phải xuống sàn và đổi chân. Thực hiện bài 6 liên tục 10 lần đồng thời cố gắng nhấc chân cao lên, càng cao càng tốt.

Người bệnh nên cố gắng áp dụng cả 6 động tác cho mỗi lần tập, người bệnh nên có gắng thực hiện theo các cách tập vật lý trị liệu khớp gối này để tăng sức khỏe cơ bắp, làm giảm áp lực đè lên khớp gối, hạn chế những cơn đau.