6 thách thức cho thị trường bất động sản năm 2019
– Nguồn cung giảm:
Tính từ năm 2010 đến nay, tổng số căn hộ chung cư cung cấp trên thị trường là 600.000 căn. Trong đó, Hà Nội chiếm hơn 200.000 căn. Với dân số trên 80 triệu dân thì, tỷ lệ nguồn cung này tương đối thấp.
Dự báo, trong thời gian tới với chính sách hạn chế phát triển các dư án ở khu vực nội đô tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM… nguồn cung bất động sản sẽ còn thiếu hụt trầm trọng. Theo các chuyên gia phân tích thị trường, nến từ giờ đến năm 2020, vướng mắc này không được giải quyết, nguồn cung nhà ở sẽ ngày càng khan hiếm.

Xem thêm: Cẩm nang rao bán nhà đất hiệu quả


– Nguồn vốn tín dụng bất động sản bị siết chặt:
Năm 2018, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã và đang đứng trước nhiều khó khăn về việc siêt chặt tín dụng vốn vay bất động sản. Bước sang năm 2019, Ngân hàng Nhà nước sẽ siết chặt hơn nữa tín dụng vào thị trường bất động sản.
Theo các chuyên gia, đây sẽ là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, giảm bớt dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay tín dụng, giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn, các doanh nghiệp sẽ phát triển ngày càng vững mạnh.
Đứng trước nhiều thách thức về nguồn vốn phát triển dự án, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chủ động và tăng cường hơn nữa nội lực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần phải hợp tác, liên doanh, liên kết, sáp nhập để hình thành các tập đoàn bất động sản.
Ngoài ra, các doanh nghiệp địa ốc cũng cần phải xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện gọi vốn ngoài xã hội.
– Cần điều chỉnh sự lệch pha cung – cầu:
Một trong những thách thức lớn cho thị trường bất động sản trong giai đoạn 2019 – 2020 là cần phải giải quyết tình trạng lệch pha cung – cầu. Sự điều chỉnh này giúp cho thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh, bền vững.
Chính Phủ cần có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đang sinh sống và làm việc ở các đô thị.
Còn phân khúc nhà ở cao cấp, thay vì phát triển ồ ạt cũng cần phát triển theo hướng tạo ra đẳng cấp khác biệt, độc đáo, tích hợp nhiều tiện ích, dịch vụ. Chủ đầu tư cần phải chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy, xây dựng nhiều công trình xanh.
– Nguồn vốn FDI tăng mạnh:
Được biết, tính hết năm 2018, vốn FDI vào Việt Nam là khoảng 22 tỷ USD, trong đó bất động sản là 5,6 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ hai. Trong năm 2018, thị trường bất động sản cũng chứng kiến hoạt động M&A cũng cực kì sôi động, với sự tham gia đầu tư mạnh mẽ của nhiều nhà đầu tư nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…
Các chuyên gia nhận định, năm 2019, nguồn vốn FDI vẫn sẽ tiếp tục tăng cao. Do kinh tế – chính trị ổn định nên Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng của nhiều nhà đầu tư ngoại.

– Pháp lý trong chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam:
Việc cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ thu hút thêm một lượng lớn Việt kiều muốn về nước mua nhà và đầu tư vào bất động sản.
– Rất khó xảy ra bong bóng bất động sản:
Thị trường bất động sản trong năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng bất động sản”. Tuy nhiên những cơn sốt đất vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ở những khu vực sắp lên đặc khu, hoặc các đô thị vùng ven – nơi có hạ tầng kỹ thuật phát triển.
Thậm chí, theo dự báo của các chuyên gia, cơn sốt đất có thể lan rộng ra các tỉnh vùng ven, giáp ranh. Bởi những khu vực này, quỹ đất vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.

Nguồn: https://tapchimuabannhadat.com/thi-t...eu-thach-thuc/